Lan Cattleya được mệnh danh là “hoàng hậu” các loại lan, sự quý phái của giống hoa này ngày càng thu hút nhiều người. Ngoài việc nhân giống bằng tách chồi, lan Cattleya được cấy mô đang trở nên phổ biến, tuy nhiên việc chăm sóc phải đúng kỹ thuật cây mới phát triển tốt, cho hoa đẹp.
- Nhiệt độ: Cattleya là giống lan có thể sống được ở vùng nóng và vùng ôn đới, Cattleya phát triển rất tốt ở không khí mát và ẩm, nhiệt độ lý tưởng cho Cattleya là 210C vào ban ngày và 160C vào ban đêm, Catleya rất dễ trồng và dễ thích nghi từ cây nuôi cấy mô.
- Độ ẩm: Ẩm độ cần cho sự sinh trưởng và phát triển của cây lan Catleya là 40-70% tùy vào vùng trồng. Do đó nước tưới là điều kiện rất cần thiết đối với Catleya. Tuy nhiên, nên có chế độ tưới phù hợp để tránh làm thối đọt cây nhất là vào thời kỳ cây hình thành nụ.
Thông thường vào mùa nắng tưới phun sương 4-6 lần/ngày, vào mùa mưa tùy theo độ ẩm trong vườn mà điều chỉnh lượng nước tưới. Phải luôn tạo độ thông thoáng trong vườn và trong chậu lan.
- Ánh sáng: Catleya là loại cây ưa nửa sáng, thích hợp với lượng ánh sáng khoảng 50%, do đó tùy thuộc vào điều kiện vườn lan mà có cách che sáng cho phù hợp. Nếu cây lan được trồng ở điều kiện ánh sáng tối ưu sẽ cho hoa có màu rất thắm, cánh hoa dày cứng không có khuynh hướng lắc lư, hoa thật to và ngược lại nếu trồng ở ánh sáng yếu cây rất chậm ra hoa và khi ra hoa, hoa thường hay gục xuống, màu nhạt, hoặc ở điều kiện quá nắng cây sẽ còi cọc, ra hoa bé, thường hay bị háp nắng hoặc có khuyết tật.
- Phân bón: Các loài lan thuộc giống Cattleya có thể ra hoa bất kỳ mùa nào trong năm với điều kiện các bộ phận sinh trưởng đủ khả năng phát triển thành một giả hành mới. Chính vì thế, việc bón phân cho lan ngoài mục đích duy trì sự sinh trưởng và phát triển của cây lan còn nhằm điều khiển sự ra hoa ở giống lan Catleya này.
+ Đối với cây con: phun NPK 30-10-10 cho cây 7 ngày/lần.
+ Khi cây trưởng thành phun NPK 20-20-20 cho cây 10 ngày/lần.
+ Khi các giả hành chớm nụ hoa phun NPK 6-30-30, hoặc MPK 0-52-34 phun 4 ngày/lần để giúp hoa đẹp và lâu tàn hơn. Khi hoa nở thì ngừng phun phân bón, khi hoa đã tàn thì cắt bỏ cành hoa và phun lại NPK 30-10-10 để dưỡng cây.
* Lưu ý: không nên lạm dụng các loại thuốc kích thích để kích thích cây Catleya quá nhiều vì như thế sẽ dễ làm cho cây mất sức, còi cọc đi, nhất là đối với cây chưa đủ sức để ra hoa, gây ảnh hưởng đến tuổi thọ và vẻ đẹp của cây sau này.
- Giá thể trồng: Giá thể trồng đối với Catleya rất phong phú như: dớn sợi, than vụn, xơ dừa…Tùy theo điều kiện và ý thích của người trồng mà có nhiều phương pháp trồng khác nhau:
+ Phương pháp trồng trên thân cây sống và thân cây chết thì giá thể chính là lớp vỏ của thân cây được trồng.
+ Phương pháp trồng chậu thì giá thể là dớn cọng và một ít than.
+ Ngoài ra, có người còn trồng lan Catleya lên vỏ dừa khô để treo.
- Thay chậu:
Lan Cattleya phát triển rất nhanh, do đó, việc thay chậu nên tiến hành đồng thời với việc nhân giống. Khi quan sát thấy giả hành bắt đầu mọc ra khỏi mép chậu thì tiến hành thay chậu cho cây. Việc thay chậu tốt nhất nên thực hiện vào đầu mùa mưa cây sẽ phát triển rất mạnh. Tuy nhiên, Cattleya vẫn có thể thay chậu vào bất kỳ thời gian nào vẫn đảm bảo cây sống với tỷ lệ cao.
Muốn thay chậu Cattleya, ta ngâm chậu lan vào một chậu nước có pha thuốc ngừa rêu, trong thời gian nửa giờ đến một giờ, các rễ sẽ tróc ra. Dùng kéo nhọn đã khử trùng cắt bỏ những rễ thối và những rễ quá dài chỉ chừa lại 1 đoạn 10cm. Cuối cùng, cột chặt cây lan vào chậu mới và đặt chậu vào chỗ ẩm mát đến khi ra rễ lúc ấy mới bắt đầu cho giá thể vào chậu và đưa chậu vào vị trí cũ.
Sau khi thay chậu, cây được phun dung dịch kích thích ra rễ, sau đó để khô không tưới nước một tuần khi mới thay chậu và lần tưới nước đầu tiên trở lại là dung dịch Atonic pha với B1 loại dùng cho thực vật hoặc dùng dung dịch Root-Plex, với liều lượng 1cc pha với 4lít nước phun.
- Nhân giống:
+ Nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô
+ Nhân giống theo phương pháp thông thường: trước mùa nghỉ khoảng 4 tháng cắt giả hành Catleya thành 3 đoạn và để nguyên tại chỗ. Trét sơn hoặc vôi vào vết cắt rồi phun hỗn hợp thuốc trừ nấm và thuốc kích thích rễ… Khi đến mùa nghỉ, mỗi đoạn sẽ có một giả hành mới vừa đủ trưởng thành để chịu đựng trong mùa nghỉ, khi mùa mưa đến, ta tách mỗi đoạn ra và trồng vào một chậu mới.
- Phòng trừ sâu bệnh và các vấn đề khác
Đối với Cattleya thường xuất hiện các loài rệp son ánh màu nâu, các loài này thường bám vào lá, giả hành và cả căn hành để hút nhựa nhưng nguy hiểm hơn cả là loài rệp này sẽ bám vào mắt ngủ, hút nhựa lâu ngày sẽ làm các mắt ấy chết đi. Vật thể màu nâu hình tròn mà ta thấy chỉ là một lớp vỏ che chở cơ thể rệp. Nếu ta làm lệch vị trí của vỏ sẽ gây chết cho loài rệp này. Tuy nhiên nếu không phòng ngừa thường xuyên, loại rệp này sinh sản rất nhanh sẽ gây tác hại cho vườn lan không ít. Phong trừ bằng cách phun Serpa sương trên lá.
Ngoài ra, các loại gián cánh và bọ trĩ cũng thường hay cắn phá rễ và chỉ xuất hiện trong các giá thể bằng xơ dừa, vỏ cây mục, dớn vụn hoặc do sử dụng quá nhiều các loại phân hữu cơ dưới dạng xác như: bánh dầu, phân bò… có thể trừ chúng dễ dàng bằng các loại thuốc sát trùng như Bassa với nồng độ 1/100. Tốt hơn hết là ngừa chúng theo chu kỳ 2 tháng/lần bằng các loại thuốc nói trên.
Bệnh thối đọt hoặc thối lá ở Cattleya: có thể bắt đầu bằng sự cháy nắng, sau đó các mầm bệnh lan truyền rất nhanh chóng. Nên ngừa thường xuyên bằng các loại thuốc ngừa nấm như Zineb, Boocdo, Cocman khoảng 1 – 2 tuần/lần.
- Độ ẩm: Ẩm độ cần cho sự sinh trưởng và phát triển của cây lan Catleya là 40-70% tùy vào vùng trồng. Do đó nước tưới là điều kiện rất cần thiết đối với Catleya. Tuy nhiên, nên có chế độ tưới phù hợp để tránh làm thối đọt cây nhất là vào thời kỳ cây hình thành nụ.
Thông thường vào mùa nắng tưới phun sương 4-6 lần/ngày, vào mùa mưa tùy theo độ ẩm trong vườn mà điều chỉnh lượng nước tưới. Phải luôn tạo độ thông thoáng trong vườn và trong chậu lan.
- Ánh sáng: Catleya là loại cây ưa nửa sáng, thích hợp với lượng ánh sáng khoảng 50%, do đó tùy thuộc vào điều kiện vườn lan mà có cách che sáng cho phù hợp. Nếu cây lan được trồng ở điều kiện ánh sáng tối ưu sẽ cho hoa có màu rất thắm, cánh hoa dày cứng không có khuynh hướng lắc lư, hoa thật to và ngược lại nếu trồng ở ánh sáng yếu cây rất chậm ra hoa và khi ra hoa, hoa thường hay gục xuống, màu nhạt, hoặc ở điều kiện quá nắng cây sẽ còi cọc, ra hoa bé, thường hay bị háp nắng hoặc có khuyết tật.
- Phân bón: Các loài lan thuộc giống Cattleya có thể ra hoa bất kỳ mùa nào trong năm với điều kiện các bộ phận sinh trưởng đủ khả năng phát triển thành một giả hành mới. Chính vì thế, việc bón phân cho lan ngoài mục đích duy trì sự sinh trưởng và phát triển của cây lan còn nhằm điều khiển sự ra hoa ở giống lan Catleya này.
+ Đối với cây con: phun NPK 30-10-10 cho cây 7 ngày/lần.
+ Khi cây trưởng thành phun NPK 20-20-20 cho cây 10 ngày/lần.
+ Khi các giả hành chớm nụ hoa phun NPK 6-30-30, hoặc MPK 0-52-34 phun 4 ngày/lần để giúp hoa đẹp và lâu tàn hơn. Khi hoa nở thì ngừng phun phân bón, khi hoa đã tàn thì cắt bỏ cành hoa và phun lại NPK 30-10-10 để dưỡng cây.
* Lưu ý: không nên lạm dụng các loại thuốc kích thích để kích thích cây Catleya quá nhiều vì như thế sẽ dễ làm cho cây mất sức, còi cọc đi, nhất là đối với cây chưa đủ sức để ra hoa, gây ảnh hưởng đến tuổi thọ và vẻ đẹp của cây sau này.
- Giá thể trồng: Giá thể trồng đối với Catleya rất phong phú như: dớn sợi, than vụn, xơ dừa…Tùy theo điều kiện và ý thích của người trồng mà có nhiều phương pháp trồng khác nhau:
+ Phương pháp trồng trên thân cây sống và thân cây chết thì giá thể chính là lớp vỏ của thân cây được trồng.
+ Phương pháp trồng chậu thì giá thể là dớn cọng và một ít than.
+ Ngoài ra, có người còn trồng lan Catleya lên vỏ dừa khô để treo.
- Thay chậu:
Lan Cattleya phát triển rất nhanh, do đó, việc thay chậu nên tiến hành đồng thời với việc nhân giống. Khi quan sát thấy giả hành bắt đầu mọc ra khỏi mép chậu thì tiến hành thay chậu cho cây. Việc thay chậu tốt nhất nên thực hiện vào đầu mùa mưa cây sẽ phát triển rất mạnh. Tuy nhiên, Cattleya vẫn có thể thay chậu vào bất kỳ thời gian nào vẫn đảm bảo cây sống với tỷ lệ cao.
Muốn thay chậu Cattleya, ta ngâm chậu lan vào một chậu nước có pha thuốc ngừa rêu, trong thời gian nửa giờ đến một giờ, các rễ sẽ tróc ra. Dùng kéo nhọn đã khử trùng cắt bỏ những rễ thối và những rễ quá dài chỉ chừa lại 1 đoạn 10cm. Cuối cùng, cột chặt cây lan vào chậu mới và đặt chậu vào chỗ ẩm mát đến khi ra rễ lúc ấy mới bắt đầu cho giá thể vào chậu và đưa chậu vào vị trí cũ.
Sau khi thay chậu, cây được phun dung dịch kích thích ra rễ, sau đó để khô không tưới nước một tuần khi mới thay chậu và lần tưới nước đầu tiên trở lại là dung dịch Atonic pha với B1 loại dùng cho thực vật hoặc dùng dung dịch Root-Plex, với liều lượng 1cc pha với 4lít nước phun.
- Nhân giống:
+ Nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô
+ Nhân giống theo phương pháp thông thường: trước mùa nghỉ khoảng 4 tháng cắt giả hành Catleya thành 3 đoạn và để nguyên tại chỗ. Trét sơn hoặc vôi vào vết cắt rồi phun hỗn hợp thuốc trừ nấm và thuốc kích thích rễ… Khi đến mùa nghỉ, mỗi đoạn sẽ có một giả hành mới vừa đủ trưởng thành để chịu đựng trong mùa nghỉ, khi mùa mưa đến, ta tách mỗi đoạn ra và trồng vào một chậu mới.
- Phòng trừ sâu bệnh và các vấn đề khác
Đối với Cattleya thường xuất hiện các loài rệp son ánh màu nâu, các loài này thường bám vào lá, giả hành và cả căn hành để hút nhựa nhưng nguy hiểm hơn cả là loài rệp này sẽ bám vào mắt ngủ, hút nhựa lâu ngày sẽ làm các mắt ấy chết đi. Vật thể màu nâu hình tròn mà ta thấy chỉ là một lớp vỏ che chở cơ thể rệp. Nếu ta làm lệch vị trí của vỏ sẽ gây chết cho loài rệp này. Tuy nhiên nếu không phòng ngừa thường xuyên, loại rệp này sinh sản rất nhanh sẽ gây tác hại cho vườn lan không ít. Phong trừ bằng cách phun Serpa sương trên lá.
Ngoài ra, các loại gián cánh và bọ trĩ cũng thường hay cắn phá rễ và chỉ xuất hiện trong các giá thể bằng xơ dừa, vỏ cây mục, dớn vụn hoặc do sử dụng quá nhiều các loại phân hữu cơ dưới dạng xác như: bánh dầu, phân bò… có thể trừ chúng dễ dàng bằng các loại thuốc sát trùng như Bassa với nồng độ 1/100. Tốt hơn hết là ngừa chúng theo chu kỳ 2 tháng/lần bằng các loại thuốc nói trên.
Bệnh thối đọt hoặc thối lá ở Cattleya: có thể bắt đầu bằng sự cháy nắng, sau đó các mầm bệnh lan truyền rất nhanh chóng. Nên ngừa thường xuyên bằng các loại thuốc ngừa nấm như Zineb, Boocdo, Cocman khoảng 1 – 2 tuần/lần.
0 nhận xét:
Post a Comment